Bánh chưng Hùng Lô

Xã Hùng Lô (Tp. Việt Trì- Phú Thọ) nổi tiếng với nghề gói bánh chưng gắn liền với truyền thuyết từ thủa các Hùng Vương gây dựng cơ đồ đất Việt.

Truyền thuyết kể rằng, vào dịp đầu xuân, vua Hùng (2879 – 258 TCN) cho mở hội và bảo các con rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các người con của vua Hùng đã đua nhau làm ra những món lạ từ những nguyên liệu là sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi. Hoàng tử Lang Liêu là con thứ 18 của Vua Hùng có bản tính hiền lành, chất phác, đêm nằm mơ có vị thần đến bảo: “Trong trời đất không có vật gì quí bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân… nếu lấy gạo nếp gói làm hình tròn để tượng trưng cho trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng trưng cho đất, ở trong làm nhân cho ngon, như thế thì lòng vua cha sẽ vui, tôn vị chắc được”. 


Bánh chưng ở Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu “mộc” bằng bếp than.
Xã Hùng Lô duy trì nghề gói bánh chưng theo mô hình sản xuất hàng hóa.
Được biết, xã Hùng Lô được có nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương.
Bánh chưng đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.
Người dân xã Hùng Lô được tỉnh chọn là địa phương làm sản phẩm bánh chưng phục vụ ngành du lịch của tỉnh.

Làm theo lời thần dạy, khi dâng lên vua, nhà Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu. Nơi mà Hoàng tử Lang Liêu làm món bánh chưng báy dày truyền thuyết ghi là làng Hùng Lô ngày nay.

Ngày nay, Hùng Lô hiện có gần 200 hộ làm nghề cung cấp bánh chứng cho toàn tỉnh Phú Thọ đón Tết. Người dân xã Hùng Lô rất hào về nghề truyền thống của cha ông vì bánh chưng nơi đây đại diện cho con cháu mọi miền đất nước dâng lễ vật cúng các Vua Hùng hàng năm mỗi dịp Xuân về./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese